Marketing Trực Tuyến

Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2010

Những “cửa hàng thời gian” trên đất Cố đô

(Dân trí) - Hàng trăm hiện vật cổ có niên đại từ ngàn năm đến vài chục năm, thuộc nhiều nền văn hóa và các thời kỳ khác nhau, đang được bày bán la liệt tại “vỉa hè đồ cổ” trên đường Trần Hưng Đạo, TP Huế.

Màu thời gian qua những món đồ

Không ồn ào, nhộn nhịp như những loại hàng hóa khác, “cửa hàng” tại vỉa hè đồ cổ khá yên tĩnh. Từ những đồ vật tí xíu, đến những chiếc lư đồng có niên đại hàng ngàn năm, được trưng bày trên những bờ tường rêu phong của công viên Thương Bạc có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật vô cùng quý giá.
Đồ gốm được trưng bày rất bắt mắt.

Anh Nguyễn Văn Lập (38 tuổi) đã bán đồ cổ ở đây gần 10 năm, cho chúng tôi xem từng dãy được trưng bày một cách gọn gàng trên bờ tường sát công viên.

“Những người bán ở đây đều biết khá tường tận về nguồn gốc, xuất xứ, cũng như những đặc điểm riêng của từng loại cổ vật mình bán. Mỗi đồ vật gắn liền với một giai đoạn lịch sử, một triều đại của một dân tộc. Những bước phát triển thăng trầm của chúng cũng phụ thuộc vào thời đại đó”, anh Lập giải thích.

Theo anh Lập, những người trong nghề có cách tiếp cận đồ vật riêng, giúp họ phân biệt được đồ vật qua các thời kì. Trước hết đó là “màu thời gian”. Ví dụ như gốm cổ thì “màu thời gian” nằm ở những đường men rạn, đường rạn càng nhiều, càng rõ thì thời gian tồn tại càng lâu. Rìu đá có niên đại hơn 4000 năm này thì được phân biệt qua bề dày của lớp vỏ phân hủy, vỏ phân hủy càng dày có niên đại càng lâu…
Những chiếc rìu thời kì đồ đá.

Ở một góc trưng bày khá khiêm tốn là những kỷ vật chiến tranh: tẩu thuốc, huân chương, thìa, dĩa, bi đông nước, mũ cối… qua các thời kì kháng chiến chống Pháp, Mỹ, hầu hết được làm bằng đồng.

Những người bán đồ cổ tại đây cho biết, một phần khá lớn những đồ cổ này là do những người dân vạn đò phát hiện và trục vớt ở sông Hương đem bán.

Khu phố ngược thời gian

Trong những “gian hàng” đồ cổ vỉa hè có cả những đồ gốm sứ thuộc hàng “siêu cổ” qua các giai đoạn từ Hán, Đường, Tống, Nguyên của Trung Quốc. Những gốm nội có hoa văn phong phú ở Thanh Hóa thời kì Bắc thuộc. Các loại lu gốm nhiều quai theo phong cách Hán Việt hoặc Hán Châu hay loại gốm Lý, Trần, gốm Chu… đủ loại, mẫu mã rất phong phú và đa dạng.

Thỉnh thoảng nhiều nhà nghiên cứu hay dân chơi đồ cổ vật tìm thấy trên những vỉa hè này những cổ vật thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh, Chămpa cổ, có hoa văn rất phong phú được trục vớt từ đáy sông Hương.
Tiền cổ qua các thời đại.

Những vật dụng sinh hoạt như: Bình vôi, ống nhổ, chén, đĩa, bình hoa, bát nhang, lư hương, mâm đồng ba chân, cồng chiêng … hàng ngàn năm tuổi cũng được xếp dày trên tường rào của công viên Thương Bạc.

Anh Thanh, một chủ cửa hàng cho biết: Bán những đồ này không có giá chuẩn cố định. Tùy vào “màu thời gian”, sở thích và sự am hiểu của người mua có thể định giá được món đồ.

“Nghề này có một cái đặc biệt là đồ vật để càng lâu càng có giá trị. Bán hàng này là một cái “thú” chơi văn hóa rất đặc biệt. Đây là một thú chơi để học, để hiểu biết, để tìm hiểu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, cội nguồn dân tộc”, anh Lập bộc bạch.

Khu phố đồ cổ vỉa hè hiện có hơn 4 cửa hàng mọc lên, nằm san sát nhau tạo thành khu phố đồ cổ. Bên cạnh việc bán cho những nhà sưu tầm trong nước thì ngày càng nhiều du khách đã chọn “đồ cổ vỉa hè” làm điểm tham quan, tìm hiểu văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam qua các hiện vật và mua làm quà lưu niệm.

Theo ông Hồ Tấn Phan, nhà nghiên cứu văn hóa Huế cho biết, phố đồ cổ vỉa hè là nơi tập trung nhiều đồ cổ đa dạng và phong phú nhất ở Huế. Nơi để những nhà nghiên cứu và những người chơi đồ cổ có thể tìm thấy được những hiện vật có giá trị lịch sử cũng như văn hóa… nơi sưu tầm gìn giữ, bảo tồn đồ cổ quý

0 nhận xét:

Đăng nhận xét